Tập phục hồi chức năng đứt gân gấp các ngón tay dài

27/09/2024 - Admin

  1. Tổng quan

Đứt gân gấp các ngón tay dài là một chấn thương phổ biến, thường xảy ra do tai nạn trong sinh hoạt hoặc trong thể thao. Gân gấp có vai trò quan trọng trong việc điều khiển các ngón tay, giúp chúng ta thực hiện các động tác cầm nắm, cử động tinh tế. Chấn thương này có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến khả năng vận động cũng như chất lượng cuộc sống của bệnh nhân.

  1. Nguyên nhân

Nguyên nhân gây đứt gân gấp có thể bao gồm:

  • Tai nạn lao động, đặc biệt trong những nghề có nguy cơ cao (chế biến, xây dựng).
  • Chấn thương trong thể thao (bóng đá, bóng rổ, gym).
  • Va chạm mạnh với vật cứng.

 

  1. Phân loại:

Phân vùng gân gấp ngón tay:

Vùng  I: bám tận gân gấp sâu bám tận gân gấp nông.

Vùng II: bám tận gân gấp nông giới hạn gần ròng rọc

A1.

Vùng III: giới hạn gần ròng rọc A1 giới hạn xa ống cổ tay.

Vùng IV: ống cổ tay.

Vùng  V: giới hạn gần ống cổ tay chỗ nối gân – cơ

 

  1. Triệu chứng:

Người bị đứt gân gấp các ngón tay dài có thể gặp phải các triệu chứng sau:

  • Đau nhức tại vị trí ngón tay bị chấn thương.
  • Sưng tấy và bầm tím. Hoặc vết thương hở lộ gân đứt
  • Mất khả năng gập ngón tay hoặc không thể thực hiện được các động tác gập.
  1. Điều trị

Điều trị đứt gân gấp thường bao gồm các phương pháp sau:

  1. Điều trị phẫu thuật là chủ yếu

Phẫu thuật nhằm khâu lại gân và trong một số trường hợp thực hiện các biện pháp điều chỉnh khác để đảm bảo sự ổn định của ngón tay.

  1. Tập phục hồi chức năng

Sau khi điều trị, việc phục hồi chức năng là rất quan trọng để phục hồi hoàn toàn khả năng vận động của ngón tay. Các bước tập phục hồi chức năng bao gồm:

Chương trình PHCN sau mổ nối gân gấp ngón tay:

  • Bất động.
  • Vận động gấp thụ động sớm. Vận động gấp chủ động sớm.
  • Điểm khác biệt giữa các chương trình: Chỉ định (Bệnh nhân và kỹ thuật khâu nối gân ).   Thời điểm cùng các hình thức vận động.
  • Nẹp bất động: KLEINERT

 

 

 

Chương trình gấp thụ động sớm theo nguyên tắc

KLEINERT và DURAN

  1. Ngày 0 (ngày phẫu thuật):
  • Bất động: Băng gấp ngón tay tổn thương (cổ tay hơi gấp) hay nẹp bột cẳng – bàn tay khóa mặt lưng (cổ tay gấp 20 độ – 30 độ, MP gấp 45 độ – 60 độ, IP duỗi hoàn toàn)
  • Hướng dẫn kê cao chi giảm phù
  1. 3 tuần đầu sau mổ:
  • Dùng nẹp động gấp thụ động ngón tay tổn thương bằng dây thun (cổ tay gấp 20 độ – 30 độ, MP gấp 45 độ – 60 độ, IP duỗi hoàn toàn)
  • Ngón tay tổn thương không được gấp chủ động trong 3 tuần đầu
  • Vận động thụ động gấp – duỗi các IP ngón tay tổn thương
  • Duỗi chủ động – gấp thụ động ngón nhờ dây thun trong nẹp
  • Di động sẹo, siêu âm làm mềm sẹo: sau cắt chỉ
  1. Tuần 4:
  • Bỏ dây thun, tiếp tục nẹp bảo vệ giữa các buổi tập luyện
  • Bắt đầu gấp chủ động ngón tay tổn thương
  1. Tuần 5 – 8 :
  • Ngưng nẹp bảo vệ sau 6 tuần
  • Thực hiện các bài tập trượt gân

 

  1. Tuần 9 – 12 :
  • Duỗi chủ động ngón tay hoàn toàn (cổ tay trung tính)
  • Gấp chủ động ngón tay có đề kháng nhẹ (bột nhão, bóng cao su…)
  • Có thể thực hiện các công việc nhẹ hàng ngày
  • Nếu có tình trạng co rút gấp khớp IP ngón tay:
  • Dùng nẹp động duỗi khớp IP ngón tay
  • Tập duỗi thụ động từng khớp IP ngón tay với khớp gần hơn ở tư thế gấp (tư thế bảo vệ gân gấp ngón tay)
  1. Sau 12 tuần:
  • Tiếp tục gấp chủ động tăng dần sức đề kháng
  • Thực hiện dần các công việc trở lại như cũ

Chú thích:          MP = Khớp bàn – đốt

PIP = Khớp gian đốt gần

DIP = Khớp gian đốt xa

IP= Khớp liên đốt

 

Tin mới

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *